Cần 70 ngày để “dựng thẳng” nhà nghiêng , xử ký nghiêng nhà

Cần 70 ngày để “dựng thẳng” nhà nghiêng , xử ký nghiêng nhà

Cần 70 ngày để “dựng thẳng” nhà nghiêng , xử ký nghiêng nhà

Cần 70 ngày để “dựng thẳng” nhà nghiêng , xử ký nghiêng nhà

“Dỡ nhà nghiêng chưa phải là biện pháp an toàn nhất”
Cần thời gian “sơ, cấp cứu”
. Ông có thể cho biết một số nguyên nhân gây ra tình trạng nghiêng, lún ở các công trình xây dựng?

+ Nhà nghiêng, lún là vấn đề nhức nhối nhất trong các loại sự cố xây dựng. Ở những nơi có nền đất yếu lẽ ra phải thiết kế cho các công trình bằng cọc bê tông cốt thép thì đơn vị thiết kế lại dùng cột tre, cừ tràm. Đây là lỗi lớn nhất, chiếm đến 70% nguyên nhân khiến các công trình nghiêng lún. Chiếm 20%-25% là do việc khảo sát sai, thi công kém chất lượng hoặc ăn gian khối lượng và do chủ đầu tư không thuê tư vấn thiết kế, khảo sát mà tự “phán”. Tỉ lệ còn lại là do sự bất khả kháng như sự tác động của công trình xây dựng lân cận, do tình trạng trôi tuột đất chân…

Ở các công trình xây dựng dân dụng là nhà dân, hầu hết chủ nhà bỏ qua khâu khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công không tính toán, có phương án xử lý nền móng thích hợp cho địa chất ở từng khu vực.

. Trong điều kiện nhà sát nhà như ở TP.HCM, việc xử lý nghiêng có thực hiện được hay không?

+ Các công trình nghiêng sẽ không thể xử lý được nếu có chung tường, chung móng với công trình khác hoặc thiếu không gian chuyển vị để đưa các căn nhà nghiêng trở về hiện trạng ban đầu.

Căn nhà  trên đường Đinh Bộ Lĩnh
Căn nhà  trên đường Đinh Bộ Lĩnh

Những căn nhà nghiêng không vướng vào những “điều cấm” trên đều có thể xử lý được. Việc chống nghiêng sẽ được thực hiện trong phạm vi không gian của căn nhà mà không cần mượn không gian, mượn đất của hàng xóm.

. Việc chống nghiêng sẽ có hiệu quả ở những công trình nào và những loại nhà nào thuộc dạng không thể “dựng” lại được, thưa ông?

+ Về nguyên tắc, những công trình nào sập rồi thì vô phương xử lý. Nhưng hễ các công trình nào còn tồn tại thì đều có thể dựng đứng lại được. Tuy nhiên, để thực hiện thì cần phải có thời gian “sơ, cấp cứu” cho công trình. Thông thường, chúng tôi có yêu cầu trong vòng bảy ngày kể từ khi ký hợp đồng mà công trình không sập thì bắt đầu mới thực hiện. Đây là khoảng thời gian an toàn, vì điều đầu tiên là cần phải cứu công trình khỏi “chết”, phải có những biện pháp sơ cứu để công trình trở về dạng an toàn.

Tháo dỡ có thể gây tác động xấu

. Ông có thể khái quát những bước xử lý với các công trình nghiêng, lún?

+ Điều đầu tiên là phải “sơ, cấp cứu” để công trình khỏi “chết” như đã nói. Sau đó là khảo sát, thiết kế lập phương án chống nghiêng, lún. Kế đến là xử lý cân chỉnh, chống sập và tạo độ ổn định cho nền móng. Cuối cùng là kiểm định, đánh giá lại công trình. Nếu việc cân chỉnh, chống sập ổn thỏa thì coi như hoàn tất việc chống nghiêng, lún. Còn không thì phải tiếp tục cân chỉnh. Đây là quy trình theo công nghệ có hệ thống từ nghiên cứu, chẩn đoán sự cố, đến khảo sát, thiết kế thi công và kiểm định lại kết quả nhằm đảm bảo việc chống nghiêng, lún được một kết quả tốt nhất.

Trung bình, để hoàn tất việc chống nghiêng, lún cho một công trình với đầy đủ các bước trên cần khoảng 70 ngày.

. Hiệu quả của việc chống lún ra sao đối với những căn nhà nằm ở vùng đất yếu, nhất là đang “đứng” trên túi bùn?

+ Trong quá trình xử lý nghiêng, lún thì hệ thống móng cọc của các công trình sẽ được gia cố, bê tông hóa thông qua việc hạ cọc bê tông cốt thép. Do vậy, dù có nằm trên túi bùn thì việc gia cố móng này vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

. So sánh giữa phương án chống nghiêng lún và tháo dỡ, xây dựng mới thì sao, thưa ông?

+ Chi phí khắc phục tùy theo diện tích sử dụng, chiều cao của từng công trình và địa chất cụ thể từng khu vực. Thông thường chi phí chống nghiêng, lún chiếm khoảng 30%-50% giá trị công trình.

Trong một số trường hợp cụ thể, chủ nhà sẽ chọn phương án tháo dỡ, xây mới. Nhưng đây chưa phải là lựa chọn tốt nhất vì chi phí đầu tư, xây mới sẽ tốn kém hơn. Đặc biệt, ở những nơi nhà nghiêng xuất hiện thành một cụm, như nhà nghiêng số 11 ngõ 20, phố Huỳnh Thúc Kháng (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) thì việc tháo dỡ còn có thể gây ra nhiều tác động xấu.

Trong trường hợp này, việc xử lý nghiêng, lún chỉ hiệu quả khi thực hiện cho cả cụm. Đây là việc khó, tốn kém nhưng nếu phá dỡ để xây lại thì có nguy cơ làm sập các các căn nhà còn lại theo hiệu ứng domino. Nguyên nhân là khi tháo dỡ sẽ gây ra sự rung động và quan trọng hơn là các căn nhà liền kề mất điểm tựa. Mặt khác, quá trình phá móng, đào đất và ép cọc móng khi xây nhà mới lại tạo ra sự tác động, gây ra sự nghiêng, lún cho các nhà bên cạnh một cách lớn, nhanh hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cả khu vực.

Trong số những căn nhà nghiêng nghiêm trọng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, hiện căn nhà 696 đang được tháo dỡ, xây dựng lại. Căn nhà này có bề ngang khoảng 3 m, gồm một trệt và gác gỗ. Điều ngạc nhiên là dù nằm kẹp giữa hai căn nhà kiên cố, cao tầng nhưng căn nhà vẫn bị nghiêng lún nghiêm trọng, tường, đà kiềng xuất hiện nhiều vết rạn, nứt có nguy cơ sập đổ.

 

MINH PHONG

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Hotline
Zalo
Go Top